Dạng thức Thuyết ưu sinh

Các nhà ưu sinh học ủng hộ những chính sách cụ thể mà họ tin có thể dẫn đến một sự cải thiện nguồn vốn gen của con người. Tuy nhiên, việc định nghĩa những cải thiện mong muốn hay lợi ích được nhiều người xem là một lựa chọn văn hơn hơn là một vấn đề có thể được quyết định khách quan (theo thực nghiệm hoặc điều tra khoa học), thuyết ưu sinh thường được xem là giả khoa học.[30] Vấn đề gây tranh cãi nhất của thuyết ưu sinh là việc định nghĩa sự "cải thiện" vốn gen của con người, ví dụ như thế nào là các đặc điểm tốt và thế nào là các khuyết điểm. Vấn đề này của thuyết ưu sinh đã từng bị làm dấy bẩn bởi sự phân biệt chủng tộc trong khoa học.

Những nhà ưu sinh học thời đầu phần lớn quan tâm tới yếu tố trí thông minh, yếu tố thường có tương quan mạnh mẽ với giai cấp xã hội. Nhiều nhà ưu sinh thường xem việc chọn lọc giống của động vật tương tự như việc cải thiện xã hội loài người. Hòa trộn chủng tộc thường được xem là điều phải tránh theo quan niệm về thuần chủng. Tại thời điểm đó, khái niệm này có vẻ nhận được sự ủng hộ về mặt khoa học và là vấn đề gây tranh cãi cho đến khi di truyền học phát triển tiến độ và đạt được một sự đồng thuận khoa học cho rằng sự phân chia của loài người thành các chủng tộc không đồng đều là không có cơ sở.

Thuyết ưu sinh cũng quan tâm đến việc loại bỏ các bệnh di truyền như bệnh ưa chảy máu hay bệnh Huntington. Tuy nhiên, vấn đề là việc xác định các yếu tố được coi là khuyết điểm gen. Trong nhiều trường hợp, không có một sự thống nhất khoa học thế nào là một khuyết điểm gen. Nó thường được coi như là một lựa chọn cá nhân và xã hội nhiều hơn. Cái có vẻ là một khuyết điểm gen ở một trường hợp và môi trường này lại không phải là khuyết điểm gen ở trường hợp và môi trường khác. Dù một vài khuyết điểm bẩm sinh có thể gây chết người, nhưng người khuyết tật vẫn có thể thành công trong cuộc sống. Nhiều trường hợp các nhà ưu sinh thời đầu cho rằng là do di truyền (như bệnh pellagra) nhưng hiện nay lại được coi là hoàn toàn hoặc ít nhất một phần là do yếu tố môi trường.

Các chính sách ưu sinh về mặt khái niệm được chia làm hai dạng. Ưu sinh dương với mục tiêu sinh sản đối với những cá thể gen tốt. Các biện pháp có thể bao gồm khuyến khích về tài chính và chính trị, phân tích nhân khẩu có mục tiêu, thụ tinh trong ống nghiệm, cấy trứng và nhân bản.[31] Ưu sinh âm với mục tiêu là giảm sinh sản đối với những người không có lợi thế về gen, các biện pháp bao gồm triệt sản, phá thai và kế hoạch hóa gia đình.[31] Cả ưu sinh dương và âm đều có thể là các phương pháp ép buộc. Việc phá thai của phụ nữ khỏe mạnh ở Đức Quốc xã[32]Liên Xô thời Joseph Stalin bị coi là phạm pháp.

Trong thế kỷ 20, nhiều quốc gia đưa ra các chương trình và chính sách ưu sinh khác nhau, bao gồm: sàng lọc gen, kiểm soát sinh sản, khuyến khích tỉ lệ sinh phân biệt, hạn chế hôn nhân, cách ly, triệt sản, buộc phá thai và buộc mang thai. Phần lớn các chính sách này được xem là ép buộc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thuyết ưu sinh http://64.233.183.104/search?q=cache:9N0JmKW9S_4J:... http://www.austlii.edu.au/au/special//rsjproject/r... http://nla.gov.au/nla.aus-vn672744-2x http://www.unhchr.ch/html/menu3/b/d_prejud.htm http://www.britannica.com/EBchecked/topic/269548/H... http://harvardmagazine.com/2000/03/the-eugenic-tem... http://www.mugu.com/galton/books/hereditary-genius... http://www.mugu.com/galton/essays/1860-1869/galton... http://www.nature.com/embor/journal/v5/n5/full/740... http://www.scribd.com/doc/959616/Watson-James-The-...